Chỉ cách tăng cân khỏe mạnh cho bé thấp còi
Thứ Năm, 30 tháng 3, 2017.
Người đăng:
Đặng Thanh Thái
Với những hướng dẫn dưới đây từ chuyên gia, các mẹ các ba sẽ biết cách tăng cân khỏe mạnh cho bé thấp còi, các bước rất chi tiết và dễ thực hiện.
Chắc các ba các mẹ đang thắc mắc những hướng dẫn, chỉ cách làm này từ đâu? Liệu cách tăng cân khỏe mạnh này thật sự hiệu quả cho các bé thấp còi hay không? Hãy yên tâm, quy trình theo dõi cũng như cách tăng cân cho bé thấp còi sắp trình bày dưới đây đã được nghiên cứu và thực nghiệm thành công ở nhiều trường hợp.
Hướng dẫn được trích lại từ báo VnExpress trong bài "Cách giúp bé thấp còi tăng cân khỏe mạnh" với nội dung như sau:
Cha mẹ nên theo dõi đà tăng trưởng của con, điều chỉnh chế độ ăn và đừng ngần ngại tìm lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng.
Nhiều mẹ than con gầy gò, thấp bé so với bạn bè cùng trang lứa, lại hay ốm vặt dài ngày nhưng không biết cải thiện thế nào. Theo chuyên gia, nếu chăm sóc bé tích cực ngay từ bây giờ, cha mẹ sẽ giúp con sớm bắt kịp đà tăng trưởng của lứa tuổi.
Theo dõi đà tăng trưởng của con
Hàng tháng, cha mẹ nên đo chiều cao và cân nặng của bé, xem có đạt chuẩn độ tuổi hay không, so với tháng trước tăng trưởng ra sao. Có những giai đoạn bé chững cân nhưng tăng đều chiều cao, mẹ không nên quá lo lắng mà hãy tiếp tục theo dõi. Tuy nhiên, khi cả hai chỉ số này đều dậm chân tại chỗ trong nhiều tháng liên tiếp, bé có thể đang thiếu dinh dưỡng.
Ốm vặt hoặc bệnh tật dài ngày cũng có thể làm chậm đà tăng trưởng của trẻ. Mẹ nên lập biểu đồ tăng trưởng cho con, sổ theo dõi tiền sử bệnh để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động.
Đa dạng và cân đối chế độ ăn
Nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố chính tác động tới tăng trưởng của trẻ gồm di truyền, dinh dưỡng, vận động và giấc ngủ. Trong đó, dinh dưỡng có vai trò quan trọng và khác với di truyền, dinh dưỡng là yếu tố có thể thay đổi được để cải thiện tầm vóc của trẻ.

Trẻ nên ăn đa dạng các loại thực phẩm chứa 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu.
Mẹ nên xây dựng chế độ ăn cân bằng và đầy đủ 4 nhóm chất: bột đường (các loại ngũ cốc và củ…), chất đạm (thịt, hải sản, trứng, sữa…), chất béo (dầu, mỡ, bơ…), vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây, hải sản, sữa...). Khẩu phần dinh dưỡng nên phù hợp với nhu cầu độ tuổi và kích thước dạ dày của trẻ. Chế độ ăn thiếu chất tiếp diễn trong thời gian dài sẽ tạo ra những khoảng trống dinh dưỡng khó có thể lấp đầy.
Một trong những sai lầm mẹ thường mắc phải là chỉ cho con ăn vài món yêu thích. Mỗi loại thực phẩm chứa các dưỡng chất khác nhau, giúp cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Dù cho bé ăn thật nhiều một loại thực phẩm, bé vẫn thiếu hụt vi chất và lỡ nhịp đà tăng trưởng.
Tham vấn chuyên gia dinh dưỡng
Đưa trẻ đi khám dinh dưỡng là thói quen tiên tiến của nhiều bà mẹ phương Tây, bởi trẻ có thể suy dinh dưỡng thể thấp còi, thể nhẹ cân, hoặc còi xương thể bụ... mà mẹ không hay biết.
Khi nhận thấy bé có vấn đề về tăng trưởng, mẹ nên tìm đến chuyên gia để được tư vấn giải pháp can thiệp dinh dưỡng. Việc can thiệp kịp thời sẽ giúp giảm bệnh tật, tối ưu tốc độ tăng trưởng, phát triển nhận thức và cải thiện sức khoẻ của trẻ.
Bác sĩ có thể tư vấn điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng thực phẩm lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng đường uống... Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy, bổ sung dinh dưỡng đường uống là biện pháp phụ trợ để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn ở trẻ thấp bé, nhẹ cân. Phương pháp này cung cấp protein chất lượng cao, các dưỡng chất đại lượng và vi lượng thiết yếu, dễ tiêu hóa và hấp thu với trẻ nhỏ.
Nhiều giải pháp dinh dưỡng được các chuyên gia đưa ra tại hội thảo do Hội Nhi khoa Việt Nam và Abbott tổ chức mới đây.
Như các bậc phụ huynh đã thấy thì nội dung ở trên được lấy từ nguồn uy tín gồm báo lớn chính thống cũng như có dẫn chứng kèm theo các buổi hội thảo của những cơ quan chuyên môn về vấn đề dinh dưỡng trẻ em, do đó hãy làm theo hướng dẫn ở trên để giúp các bé thấp còi tăng cân khoẻ mạnh nhé!
Thanh Thái
Bài liên quan